Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Vụ nữ sinh đánh nhau trong trường: "Các em chỉ đánh nhau đùa thôi"

Dân Việt - Thầy Đỗ Bá Hiển - giáo chủ nhiệm lớp 11C7, trường THPT Đinh Chương Dương, Thanh Hóa cho hay: “Sự việc này xảy ra là có thật, nhưng các em chỉ đánh nhau đùa thôi...".

Ảnh cắt từ clip
Trong hai ngày qua, cộng đồng mạng lại sốc vì một đoạn clip dài hơn 1 phút, quay cảnh hai nữ sinh mặc đồng phục đánh nhau ngay tại nhà xe của trường. Trong lúc hai nữ sinh “nghênh chiến”, hàng chục học sinh khác đứng ngoài vỗ tay, hò hét cổ vũ vẻ thích thú.
Theo người đăng tải clip, nhân vật trong vụ ẩu đả là một nhóm học sinh của một trường THPT tại huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Sự việc xảy ra trong khu vực nhà để xe của trường. Điều đáng lên án là thấy hai nữ sinh đánh nhau, rất nhiều học sinh khác đứng ngoài vừa quay phim vừa hò hét cổ vũ rất náo nhiệt. Thậm chí một nữ sinh vào can ngăn còn bị một nam sinh đứng gần đó kéo ra để vụ ẩu đả được tiếp tục.
Chiều 20.3, trao đổi với PV Dân Việt, ông Hoàng Mạnh Thắng - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hậu Lộc khẳng định: “Đoạn clip quay cảnh hai nữ sinh đánh nhau vừa được tung lên mạng intenet không phải là ở huyện Hậu Lộc”.
Thầy giáo Nguyễn Văn Hãnh (phải) - Phó hiệu trưởng Trường THPT Đinh Chương Dương (Hậu Lộc) trao đổi vụ việc với báo chí
Tuy nhiên, theo điều tra của chúng tôi, sự việc trên đã xảy ra tại trường THPT Đinh Chương Dương, có địa chỉ tại thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Hai nữ sinh chính xuất hiện trong đoạn clip là Lê Thị B. và em Nguyễn Thị D., (đều học lớp 11C7), trường THPT Đinh Chương Dương.
Thời điểm hai nữ sinh này “tung chưởng” trong nhà để xe của nhà trường xác định là vào ngày 7.3. Còn người quay đoạn video này cũng là một học sinh của 11C7 tên là Bùi Văn T.
Theo T., người đưa đoạn clip lên mạng YouTube là một người tên Hùng ở xã Xuân Lộc. Hùng mượn điện thoại của T. sử dụng. Khi thấy trong máy của T. có đoạn clip trên, Hùng đã đưa lên mạng xã hội YouTube.
Thầy Đỗ Bá Hiển - giáo chủ nhiệm lớp 11C7, trường THPT Đinh Chương Dương cho hay: “Sự việc này xảy ra là có thật, nhưng các em chỉ đánh nhau đùa thôi. Tôi cũng đã nhắc nhở các em xóa đoạn video này rồi nhưng không hiểu vì sao các em không xóa”.
Thầy Nguyễn Văn Hãnh – Phó hiệu trưởng Trường THPT Đinh Chương Dương thừa nhận sự việc xảy ra ở nhà trường. "Chúng tôi cũng đã chỉ đạo thầy giáo chủ nhiệm nhắc nhở các em. Nhưng khi xem xong đoạn video tôi thật sự bất ngờ với hành động và lời nói của 2 nữ sinh này.
Tôi sẽ cho xác minh, gặp trực tiếp để đối chất với các em xem có phải là thật hay đùa. Trước mắt tôi đã yêu cầu các em viết bảng tường trình. Căn cứ vi phạm của các em chúng tôi sẽ có hình thức xử lý nghiêm túc”- thầy Hãnh nói.

Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ CIF liên tục tuyển sinh


Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ CIF - Trường Cao đẳng GTVT liên tục mở các khoá đào tạo:
1. Tiếng Anh trình độ A, B, C và tiếng Anh chuyên ngành;
2. Tin học ứng dụng và tin học văn phòng: - Mục tiêu: nâng cao kỹ năng phục vụ cho thiết kế, tính toán các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng, kiến trúc…, kỹ năng tin học văn phòng;
- Đối tượng: học sinh- sinh viên trong và ngoài Trường, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu học tập;
- Đội ngũ giáo viên: có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và thiết kế các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng, kiến trúc…
- Chương trình đào tạo gồm: 

TT

Chương trình đào tạo
Nội dung học

Số buổi

Ghi chú
1

Autocad 2D

Vẽ các bản vẽ kỹ thuật bằng phần mềm AutoCad
9

2

Autocad nâng cao

Tăng cường kỹ năng vẽ và hoàn chỉnh bản vẽ
3

3

Phần mềm thiết kế đường

Nova - TDN

Có thể thiết kế kỹ thuật hoàn chỉnh 1 tuyến đường bằng phần mềm Nova - TDN
8

4

Phần mềm thiết kế đường Autodesk - Land Destop

Thiết kế tuyến đường theo tiêu chuẩn AASHTO - Mỹ
8

5

Phần mềm tính toán kết cấu

Sap-2000

Mô hình hóa, phân tích và xử lý kết quả phân tích các kết cấu
7

6

Phần mềm tính toán kết cấu

Midas/Civil

Mô hình hoá, phân tích kết cấu và thiết kế Cầu
7

7

Phần mềm

Microsoft Project

Quản lý dự án và lập tiến độ thi công các công trình giao thông, xây dựng
7

8

Phần mềm Dự toán

Lập dự toán công trình giao thông, xây dựng
5

9

Phần mềm
Catia
Thiết kế các chi tiết dạng hình khối không gian 3 chiều
10

10

Phần mềm

Inventer
Thiết kế các chi tiết dạng hình khối không gian 3 chiều
9

11

Phần mềm

Solid Works
Thiết kế các chi tiết dạng hình khối không gian 3 chiều
9

12

Tin học văn phòng

Các kỹ năng cơ bản về tin học văn phòng
Windows, Word, Exel, PowerPoint, Internet
5

13

Misa
Lập báo cáo tài chính, kê khai thuế
7
- Thời gian học: Các buổi trong tuần (2-3 buổi/tuần đối với mỗi chương trình).
- Sau mỗi khoá học học viên được cấp chứng chỉ tốt nghiệp. 
- Trung tâm sẽ có chế độ giảm giá cho các sinh viên trong nhà trường đăng ký học tập trung theo Lớp chi đoàn.

Tình yêu tuổi học trò: nên hay không?


Ngày nay, mức sống xã hội đã cao hơn, nhiều gia đình có phòng riêng cho con, trang bị đủ máy tính, Internet và webcam. Với sự tiếp xúc thông tin dễ dàng như thế, một em gái 10 tuổi hiện nay có thể hiểu biết bằng lứa tuổi 15, 16 trước đây về nhiều mặt.

Bận bịu cả ngày với công việc, giao tế, nên nhiều bậc cha mẹ để con mình tự lo liệu việc học hành, sinh hoạt. Như một kết quả tự nhiên của việc tiếp xúc thường xuyên với các câu chuyện yêu đương, rất nhiều em đã biết yêu từ rất sớm.

Có trường hợp hai em học sinh lớp 11 gọi điện đến tư vấn tâm lý "kêu cứu" vì họ đang gặp tình yêu "ngang trái", bị bố mẹ ngăn cấm. Điều đáng buồn là càng cấm, đôi bạn trẻ càng yêu nhau tha thiết, mặc cho bố mẹ cô bé giam giữ, đánh đập đến mức trói con vào thang nhôm. Khi được thả ra, các em lại lén lút gặp nhau, và trong trạng thái yêu đương mê mẩn đó, họ đã ăn nằm với nhau.

Tình yêu giống như một dòng nước. Nếu để bình thường thì nó chảy xuôi êm ả, nhưng nếu be bờ, đắp đập thì lập tức nó dâng lên thành thác, thành ghềnh. Chuyện "giam lỏng con" ngày nay có lẽ không còn là cá biệt, vì các bậc phụ huynh coi đó là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình yêu học trò. Nhưng thực tế trong nhiều trường hợp, việc quản thúc lại làm tình yêu trở nên cuồng dại hơn. Những em gái 15,16 tuổi bỏ nhà theo "tiếng gọi của tình yêu" nằm trong trường hợp đó.

Tốt hơn hết, cha mẹ nên trò chuyện thân mật với các em, từ đó hướng dẫn các em về tình cảm đúng đắn trong quan hệ nam nữ. Nhiều người lo rằng việc nói thật chuyện "ấy" chẳng khác nào vẽ đường cho hươu chạy. Nhưng, thà vẽ đường cho hươu chạy đúng hướng, còn hơn là để hươu chạy lung tung.

Một ông bố nọ cho con gái mượn máy ảnh đi dự sinh nhật bạn. Khi con trả, tình cờ bà mẹ phát hiện cô con gái mới 13 tuổi chụp đến 10 kiểu ảnh cùng một anh chàng trạc tuổi có đôi mắt đen lay láy và nụ cười rất tinh nghịch. Mẹ đùa hỏi con: "Người yêu hay sao mà con chụp chàng này nhiều thế?". Cô con gái xấu hổ đỏ mặt chạy mất. Hai vợ chồng nhìn theo con tủm tỉm cười.

Ông bố bồi hồi nhớ lại khi mình bắt đầu "yêu" cũng chỉ 14 tuổi và "người yêu" của ông mới có 13. Nhưng chỉ nửa năm sau, lên lớp trên ông lại "yêu" cô khác. Ông thích nhất mỗi khi đến trường, vì xe cô ta không có khóa nên cứ phải đợi "người ấy" đến khóa cùng hai cái vào nhau, đến lúc về lại mở khóa ra, để được đạp xe đi cùng đường một đoạn.

Cha mẹ thấy con gái mình phát triển bình thường vậy cũng chẳng có gì lo lắng. Những lúc hai mẹ con cùng làm bếp, mẹ thường hỏi về các bạn của con một cách thân tình, và vì thế cô con gái chẳng giấu mẹ điều gì. Có khi tự nhiên cô còn khoe là bạn Quốc Anh tặng con quyển sổ ghi điện thoại bé tí tẹo rất xinh.

Nhưng trong thực tế, có mấy người lớn lại nhớ được những tình cảm yêu đương e ấp của chính mình khi ở lứa tuổi học trò?  Họ thấy con có những tình cảm "già tình bạn, non tình yêu" như thế lại lấy làm sửng sốt, bàng hoàng, và thực hiện ngay những biện pháp can thiệp có phần thô bạo. Có người nói thẳng vào mặt bạn của con những lời quá phũ phàng khiến chúng bị tổn thương, sinh ra thù ghét.

Khi con cái đã coi cha mẹ là những người "không có tim", không hiểu gì mình thì chúng sẽ chẳng bao giờ bộc bạch những điều thầm kín. Để khi sự việc không hay xảy ra thì đã quá muộn.

Nhà tâm lý E.Maslow nói: "Nhu cầu bản năng có tính quy luật, ta không thể ngăn chặn mà chỉ uốn dòng chảy theo một hướng khác êm đềm hơn". Tình yêu tuổi học trò là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, và phụ huynh nên là người đồng hành, hướng dẫn cho con đường đi đúng, thay vì gạt bỏ một cách phù phàng.

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ VLVH

 http://www.hcmussh.edu.vn/3cms/upload/nva/File/ngu%20van%20anh/thong%20bao%20chung/THONG%20BAO%20CHIEU%20SINH.pdf

.
THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ VLVH
Đợt 2 tháng 10/2013 (cơ sở Đào tạo Khoa Ngữ văn Anh)
I. KHOA NGỮ VĂN ANH
 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc gia Tp.
Hồ Chí Minh là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học-công
nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.
 Khoa Ngữ văn Anh thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một
trong những khoa có bề dày lịch sử hình thành khá lâu đời. Tiền thân của Khoa là Ban
Ngoại ngữ của Đại học Văn khoa (thuộc Viện Đại học Sài Gòn hình thành năm 1949) với
chương trình đào tạo đầu tiên là Cử nhân văn chương Anh văn. Từ khi ra đời đến nay,
chương trình giáo dục Ngành Ngữ văn Anh đã kế thừa, củng cố và không ngừng phát triển
qua nhiều thay đổi về tên gọi, mục tiêu, chương trình đào tạo cũng như đơn vị chủ quản.
 Hiện nay Khoa Ngữ văn Anh là một khoa vững mạnh, góp phần tạo nên uy tín của
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng như Đại học Quốc Gia Tp.HCM trong
lĩnh vực đào tạo tiếng Anh ở các tỉnh, thành phía nam. Khoa Ngữ văn Anh đã đào tạo cho
xã hội một nguồn nhân lực lớn có trình độ chuyên môn cao ở cả trình độ đại học và sau đại
học.
II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC
 Chương trình Ngữ văn Anh hệ vừa làm vừa học là ngành học chuyên sâu về ngôn
ngữ, văn hóa và văn học Anh và Mỹ. Sinh viên ngành Ngữ văn Anh ngoài việc được trang
bị kỹ năng ngôn ngữ (nghe-nói-đọc-viết) ở trình độ cao cấp của ngành tiếng Anh thông
thường mà còn được cung cấp thêm kiến thức cơ bản về Ngôn ngữ học Anh, Văn học-Văn
hóa Anh và Mỹ, kỹ năng biên phiên dịch, phương pháp giảng dạy ngoại ngữ và tiếng Anh
kinh thương. Khối kiến thức liên ngành này sẽ bổ sung lẫn nhau để sinh viên có được tầm
nhìn toàn diện về kiến thức chuyên ngành Ngữ văn Anh hữu ích cho công tác sau này.
 Chương trình học đồng thời còn chú trọng đến các kỹ năng mềm (như tìm kiếm và
tổng hợp thông tin, kỹ năng thuyết trình, làm việc theo nhóm, v.v.) và khả năng ứng dụng
lý thuyết vào thực tiễn trong các ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay như Giảng

 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NHÂN VĂN
KHOA NGỮ VĂN ANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2013

dạy tiếng Anh, Biên dịch, Phiên dịch tiếng Anh và các công việc liên quan đến Quan hệ
đối ngoại. Do vậy, chương trình ngành Ngữ văn Anh được thiết kế nhằm cung cấp đủ kiến
thức để sinh viên đáp ứng được cả hai yêu cầu về mặt nghiên cứu lý thuyết cũng như vận
dụng lý thuyết vào thực tiễn để sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả, chuẩn mực, ở trình
độ cao.
III. THÔNG TIN TUYỂN SINH
Hiện nay Khoa Ngữ Văn Anh đang chiêu sinh hệ VLVH do Khoa phụ trách tại số 10-12
Đinh Tiên Hòang, Phường ĐaKao, Quận 1.
1. Đối tượng tuyển sinh: Mọi công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo học
2. điều kiện dự thi:
 2.1. Xét Tuyển (không thi): Những thí sinh đạt điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh
đại học chính quy năm 2013 dự thi khối D1.
 2.2. Điều kiện miễn thi Văn, Toán (thi Anh Văn): Áp dụng đối với những thí
sinh có một trong những điều kiện sau:
 - Đã có bằng tốt nghiệp của các trường Đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
 - Hiện là sinh viên các trường Đại học hệ chính quy, đã trúng tuyển Đại học thuộc
khối thi D.
 2.3. Thi 3 môn (Ngữ Văn, Toán, Anh Văn): Dành cho những người đã có một
trong các loại bằng tốt nghiệp: THPT, Bổ túc THPT, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng,
Đại học
3. Lệ Phí:
 3.1. Lệ phí hồ sơ : 60.000đ /1bộ (hai hồ sơ)
 3.2. Lệ phí thi: -Thi 1 môn Anh văn hoặc xét tuyển: 200,000đ /1 thí sinh
 -Thi 3 môn: 600,000đ /1 thí sinh
4. Ngày Thi: 19&20/10/2013
 - Phát và nhận hồ sơ từ ngày ra thông báo đến hết ngày 20/09/2013.
5. Ôn Thi:
 5.1. Địa điểm học ôn: tại cơ sở chính khoa Ngữ Văn Anh số 10-12 Đinh Tiên
Hoàng Q1 TPHCM. Tối thứ 2,4,6 từ 17g30 đến 20g30
 5.2. Học phí ôn thi:
 - 1 môn Anh Văn (48 tiết): 550.000đ – khai giảng 12 /08/2013
 - 2 môn Văn -Toán (48 tiết): 500.000đ- khai giảng 10-11/09/2013

 - 3 môn Toán – Văn – Anh Văn: 1.000.000đ
6. Địa Điểm học khi trúng tuyển:
 - Trường ĐHKHXH & NHÂN VĂN, Số 10-12 Đinh Tiên Hoàng Q1, TPHCM
 - Trường PTTH Trưng Vương, Số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm Q1, TPHCM
7. Hướng dẫn làm hồ sơ tuyển sinh:
 7.1. Hồ sơ được xác nhận tại điạ phương hoặc cơ quan nơi thí sinh đang công tác
(có đóng dấu mộc tròn). Hồ sơ có dán hình ở bên ngoài túi hồ sơ (kế bên chữ ký của thí
sinh) và đóng dấu giáp lai lên hình của nơi chứng hồ sơ.
 7.2. Bản sao bằng tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao
đẳng, Đại học được công chứng không quá 6 tháng.
 7.3. Trường hợp đang là sinh viên ở các trường Đại học, thí sinh dự tuyển cần nộp
bản sao bằng (THPT, Bổ túc THPT, Trung cấp chuyên nghiệp), bảng điểm 3 học kỳ đầu
và giấy chứng nhận sinh viên có đóng dấu mộc tròn của trường.
 7.4. Hai hình 3x4 (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh sau hình) và bỏ vào bao thư,
ngoài bao thư ghi đầy đủ thông tin (họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh).
* Ghi chú : thí sinh làm hai hồ sơ đầy đủ như nhau (gồm tất cả các thông tin trên)
 7.5. Nhận giấy báo dự thi ngày 17, 18 tháng 10 năm 2013 tại phòng A104.
8. Thông tin liên hệ:
 TRƯỞNG KHOA
 Đã Ký

 TS. LÊ HOÀNG DŨNG
 Liên hệ: - Phòng Giáo vụ Khoa Ngữ văn Anh (Phòng A104 ) Trường ĐH KHXH & NV
 10, 12 Đinh Tiên Hòang – Quận 1, Tp. HCM
 ĐT: (08) 3.9100.470, 3.829.3828 (số nội bộ 138)
 Địa chị email: giaovuknvatc09@yahoo.com.vn
 Website: http://nva.hcmussh.edu.vn.
Thời gian liên hệ : Giờ hành chánh từ thứ 2 => thứ 6
 - Sáng : từ 8 giờ => 11giờ 30
 - Chiều: từ 14 giờ => 16 Giờ 30
 - Tối: từ Thứ 2 => thứ 6, từ 17giờ 30 tới 19 giờ

Tiêu cực trong thi cử của học sinh và hậu quả xã hội nhìn từ góc độ tâm lý

Tiêu cực trong thi cử là gì?

Tiêu cực trong thi cử là những hành vi gian lận, bất minh làm sai lệch kết quả thi cử. Những hành vi đó xuất phát từ nhiều động cơ, nguyên nhân và mục đích khác nhau. Tiêu cực trong thi cử được thực hiện độc lập hoặc có sự phối hợp từ nhiều phía: người thi, người coi thi, người xét duyệt kết quả…
Tuy nhiên, trong phạm vi bài này, tôi xin chỉ nói về tiêu cực trong thi cử của học sinh (người thi) mà thôi. Vì rằng những tiêu cực của học sinh là một yếu tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của chủ thể. Đó còn là một yếu tố nhạy cảm dễ có tác động làm nảy sinh những tiêu cực khác trong thi cử.

Tâm lý, thái độ của học sinh đối với tiêu cực trong thi cử

Với học sinh, hình thức tiêu cực trong thi cử thường thấy hiện nay là “quay cóp”. Nguyên thủy của cụm từ “quay cóp” là copier- tiếng Pháp có nghĩa là sao chép. Từ copier được Việt hóa là cóp-pi hay là cọp dê. Từ ngữ này được du nhập và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam có lẽ là từ nửa sau thế kỷ XIX khi người Pháp đặt nền cai trị ở nước ta và chuyển nền học vấn theo Nho học thành Tây học.
Trong hành chánh từ copier không có nghĩa xấu vì nó là sao chép là bản sao… Trong giáo dục, từ copier, cọp dê ám chỉ điều xấu đó là hành vi chép bài của người khác, chép tài liệu, gian lận trong học và thi. Vì vậy, đối với học trò ngày xưa nếu bị gán ghép là trò cọp dê, thằng cọp dê thì là một điều xấu, một sự chê trách, sỉ nhục. Học trò tự trọng luôn sỉ diện tránh xa điều này.
Dần dần từ copier đã có những cách gọi khác như: cọp dê, mánh, bùa chú, quay cóp và hiện nay là phao.
Từ “quay cóp” chuyển sang “phao” là một bước chuyển biến tâm lý đáng lưu ý. Các từ ngữ như cọp dê, mánh, bùa chú, quay cóp đều có ý nghĩa đó là điều xấu là gian lận, mánh khóe, bất minh trong thi cử thì từ “phao” lại có ẩn ý khác hẳn, ngược lại. Phao là vật cứu hộ dành cho người bị rơi xuống nước, sắp chết đuối… Vì vậy, việc một người sắp chết đuối mà chụp lấy phao, ôm phao là điều tự nhiên nên làm, phải làm không có gì là xấu xa, gian lận. Việc đưa phao, quăng phao cho người bị rớt xuống nước là điều phải làm, là điều tốt.
Như vậy, từ một việc làm được coi là xấu, là gian lận đã chuyển thành là một việc được coi là tốt. Phải chăng đó là sự chuyển biến về tâm lý, tình cảm và nhận thức của một bộ phận học sinh và phụ huynh? Phải chăng chính vì vậy mà những kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trước đây đã có không ít các Hội đồng thi ở một số địa phương đã làm ngơ cho thí sinh chuyền tay nhau các “phao” và bên ngoài quăng, ném, bắn “phao” vào các phòng thi vô tội vạ để rồi sau mỗi buổi thi người ta quét dọn đến hàng kílôgam “phao” tại mỗi Hội đồng thi.
Nhìn lại lịch sử khoa cử Việt Nam chúng ta cũng  dễ dàng thấy rằng trong thi cử thời nào cũng có những tiêu cực luôn ẩn hiện bên cạnh những mặt tích cực. Vì vậy mà ngày xưa các thầy đồ khi dạy cho các môn sinh của mình luôn răn đe cấm kỵ về những thói gian lận trong thi cử. Các sĩ tử có lòng tự trọng cũng không để mình vi phạm điều này.
Luật lệ khoa cử thời xưa cũng xử lý rất nặng những gian lận trong thi cử. Sĩ tử khi thi mà chép bài người khác, đem theo sách vở lén lút ghi chép bị phát hiện thì vi phạm trường qui bị ghép tội là “huề hiệp văn tự” và bị xử lý rất nặng “chung thân bất khả ứng thí” tức là một đời không được đi thi nữa.
Một số quan lại coi thi nếu có thông đồng, gian lận hoặc thiếu trách nhiệm trong thi cử cũng bị xử lý rất nặng : giáng chức, lưu đày…như dưới triều Lê, triều Nguyễn.
Lê Thánh Tông, một vị vua anh minh rất quan tâm tới khoa cử. Nhà vua thường tự mình hoặc cử ra những vị quan cao cấp, liêm khiết làm chủ khảo các kỳ thi tổ chức tại kinh đô. Các kỳ thi đó thật sự là phương thức lựa chọn hiền tài cho đất nước.
Ngược lại, nhiều kỳ thi dưới thời Trịnh Nguyễn phân tranh tổ chức lỏng lẻo đầy rẫy gian lận đã biến tướng thành nơi mua quan bán chức “sinh đồ ba quan”. Hậu quả là tạo ra nhiều quan lại sâu dân mọt nước.
Ngành giáo dục cần phải làm gì?
Hiện nay ngành giáo dục đang cải tiến việc học, việc thi “học thực chất, thi thực chất”.
Chúng ta cũng đang trãi qua nhiều năm thực hiện cuộc vận động “ hai không” trong đó có nội dung “ nói không với tiêu cực trong thi cử ” .Những kết quả bước đầu trong thực hiện cuộc vận động này là đáng phấn khởi , những biện pháp song hành với cuộc vận động cũng đã chỉ ra những triển vọng thi cử lành mạnh trong tương lai.
Tuy vậy, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng những kết quả đạt được chưa thật chắc chắn, bền vững.
Chúng ta cần phải có thời gian. phải làm nhiều việc để thay đổi tâm lý, tình cảm, thái độ của người học, người thi từ chỗ coi gian lận trong thi cử là “phao” chuyển đổi thành coi “phao” là gian lận, là xấu và “phao” không còn được dùng để chỉ gian lận trong thi cử nữa thì vấn đề mới được giải quyết căn cơ . Có thể việc đó phải làm trong ba năm, năm năm tới hoặc lâu hơn nữa chúng ta cũng phải làm.
Thật vậy, chúng ta thử nghĩ về một học sinh từ khi bước chân vào trường tiểu học đến khi ra trường ở bậc đại học, suốt 16 năm không hề có gian lận trong thi cử thì khi ra đời sẽ thế nào? Sẽ trở thành người công dân tốt ! đó là câu trả lời.
Ngược lại, nếu có một học sinh tương tự nhưng đã trải qua nhìều gian lận trong thi cử để “đỗ đạt thành tài” thì ra đời sẽ thế nào? Câu trả lời có thể là : Nếu người đó hoạt động ở chốn thương trường thì ắt gì có cạnh tranh lành mạnh, tuân thủ pháp luật, nếu ở chính trường chắc gì có văn hoá từ chức, nếu ở quan trường chắc gì không chạy quyền, chạy chức.
Đó là hậu quả có thể nhìn thấy của gian lận trong thi cử. Hậu quả này vừa gây tác hại cho nhân cách của chủ thể gian lận vừa ảnh hưởng xấu cho xã hội. Để góp phần khắc phục được điều đó, có lẽ ngành giáo dục cần phải có quyết tâm cao trong việc tổ chức thi cử lành mạnh, xây dựng ý thức tự giác, lòng tự trọng đối với việc thi cử của học sinh ngay từ lớp một, cấp một và duy trì thường xuyên.
Trong quá trình thực hiện cuộc vận động  “ hai không ”  trong ngành giáo dục, mong các cấp quản lý giáo dục và thầy, cô gíao, các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên cùng tham khảo và vận dụng./.

Sẽ thêm 2 kỳ thi tuyển sinh trong năm

Đó là một trong những nội dung của Dự thảo quy định về tự chủ tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng mà Bộ GD&ĐT mới công bố.
Tiếp tục ba chung trong 3 năm tới

Theo nội dung của bản Dự thảo Tự chủ tuyển sinh (TCTS), bắt đầu từ năm 2014, Bộ GD&ĐT chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện để các trường tự chủ tuyển sinh và Bộ sẽ tập trung làm chức năng quản lý nhà nước trong thanh kiểm tra, giám sát để kỳ thi tuyển sinh diễn ra trật tự, an toàn và không gây lo lắng cho học sinh.


 “Thực chất, đây là cuộc cạnh tranh mới và các trường bắt đầu phải quan tâm thương hiệu. Tổ chức thi riêng, các trường thương hiệu tốt có thể có được nhiều sinh viên hơn. Vì vậy, các trường xác định phương án thi cần thận trọng, dù Bộ chấp nhận phương án nhưng xã hội cảm thấy chất lượng không cao thì thương hiệu của nhà trường cũng sẽ giảm thôi. Các bậc phụ huynh và thí sinh cũng cần tỉnh táo khi chọn trường thi”.
Ông Quốc Anh,
Vụ trưởng giám đốc văn phòng
2 Bộ GD&ĐT
Tuy nhiên, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, trong vòng 3 năm tới Bộ vẫn tiếp tục tổ chức thi kỳ thi ba chung để các trường chưa có điều kiện tuyển sinh riêng tiếp tục dùng kết quả của kỳ thi này để tuyển.

Trường ĐH, CĐ nào muốn sử dụng kết quả thi ba chung để tuyển sinh phải đăng ký với Bộ để tham gia kỳ thi này; các trường tự chủ tuyển sinh riêng có thể lựa chọn thi tuyển hoặc xét tuyển, hoặc kết hợp cả 2 hình thức này.
“Các trường tổ chức thi TS riêng phải đảm bảo các yêu cầu: không để phát sinh hiện tượng các tổ chức, cá nhân là cán bộ giáo viên của nhà trường tổ chức luyện thi; không để phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch; phối hợp để tổ chức tốt công tác kiểm tra giám sát; công bố rộng rãi phương án tuyển sinh để xã hội giám sát”. Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.
Theo Dự thảo TCTS, các trường lựa chọn phương án thi tuyển cần phải xác định rõ môn thi, hình thức thi, điều kiện đảm bảo chất lượng nguồn tuyển...; các trường lựa chọn phương thức xét tuyển cần phải định rõ môn xét tuyển, hình thức xét tuyển, nguyên tắc xét tuyển...; những trường lựa chọn kết hợp giữa hai phương thức trên, ngoài các quy định chung, cần quy định rõ ngưỡng tối thiểu để đảm bảo chất lượng.
Sẽ thêm 2 kỳ thi tuyển sinh trong năm - 1
Thứ trưởng Bùi Văn Ga công bố Dự thảo quy định về tự chủ tuyển sinh Ảnh: Hồ Thu
Ngoài 3 phương thức tuyển sinh nêu trên, các trường có thể bổ sung thêm các hình thức kiểm tra thông qua phỏng vấn, viết luận, thực hành, kiểm tra năng khiếu...
Thi riêng không được dùng kết quả ba chung
Theo ông Ga, các trường đã tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng thì không dùng kết quả tuyển sinh của Bộ. Để tuyển sinh, các trường chỉ được tổ chức thi riêng tối đa là 2 lần trong một năm. Thời điểm thi riêng là do Bộ quy định để tránh phát sinh hiện tượng thi cử quanh năm. Nhiều trường đăng ký trong một thời gian gần nhau thì Bộ sẽ quy định tổ chức thi vào thời gian nhất định.
Ông Ga cho biết thêm: Bộ sẽ quy định một số đợt thi, một số thời điểm thích hợp trong năm học và các trường lựa chọn. Kết quả thi riêng của một trường chỉ có giá trị xét tuyển trong trường đó mà không có giá trị xét tuyển vào trường khác; nếu 1 nhóm trường thi chung thì kết quả cũng chỉ có giá trị trong nhóm trường đó.
“Quy định mới mở tối đa khả năng tuyển sinh cho các trường. Các trường có thể tổ chức thi riêng cho từng phần cho một số khoa, một số ngành, còn các ngành khác có thể vẫn thi ba chung. Tuy nhiên, ngành thi riêng cũng không được dùng kết quả ba chung để xét”, ông Ga nhấn mạnh thêm.
Ông Ga cũng cho biết, Bộ đang soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, sẽ được công

Nhiều ĐH lớn công bố chỉ tiêu tuyển sinh 2014

http://hn.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/nhieu-dh-lon-cong-bo-chi-tieu-tuyen-sinh-2014-c216a595336.html

Nhiều đại học lớn trên địa bàn TP.HCM như Bách Khoa, Giao thông vận tải, Nông Lâm, Sư phạm kỹ thuật đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2014.
ĐH Bách khoa TP.HCM
Chiều 10/12, ĐH Bách khoa TP.HCM đã công bố chỉ tiêu dự kiến năm 2014. Cụ thể, trường sẽ tuyển 3.850 chỉ tiêu bậc ĐH và 150 chỉ tiêu bậc CĐ.
Như vậy, chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2014 của trường không thay đổi so với năm trước. Tuy nhiên, trường sẽ có thay đổi về khối thi đối với một số ngành, nhóm ngành.
Cụ thể,  các ngành, nhóm ngành kỹ thuật dệt may, kỹ thuật vật liệu và nhóm ngành công nghệ hóa - thực phẩm - sinh học không tuyển khối A1 như những năm trước.
Stt
Tên trường/Ngành học
Ký hiệu trường
Mã ngành
Khối
Chỉ tiêu(dự kiến)
ĐẠI HỌC BÁCH KHOAQSB4.000
Các ngành đào tạo đại học:3.850
1-Nhóm ngànhCông nghệ thông tinA, A1350
+ Kỹ thuật Máy tínhD520214
+Khoahọc Máy tínhD480101
2-Nhóm ngànhĐiện - Điện tửA, A1660
+ Kỹ thuật Điện (Điện năng)D520201
+ Kỹ thuật điều khiển tự độngD520216
+ Kỹ thuật điện tử - Viễn thôngD520207
3-Nhóm ngànhCơ khí - Cơ điện tửA, A1500
+ Kỹ thuật cơ khí (Kỹ thuật chế tạo, Kỹ thuật Thiết kế, Kỹ thuật Máy Xây dựng & Nâng chuyển)D520103
+ Cơ điện tửD520114
+ Kỹ thuật nhiệt (Nhiệt lạnh)D520115
4-Kỹ thuật Dệt MayD540201A70
5- Nhóm ngành CN Hoá - Thực phẩm - Sinh họcA450
+ Kỹ thuật hoá học (KT Hoá, CN Chế biến dầu khí, QT&TB,…)D520301
+Khoa học và CN Thực phẩmD540101
+ Công nghệ Sinh họcD420201
6- Nhóm ngành Xây dựngA, A1520
+ Kỹ thuật xây dựng (XD Dân dụng và Công nghiệp)D580201
+ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Cầu Đường)D580205
+ KT Cảng và Công trình biểnD580203
+ Kỹ thuật tài nguyên nước(Thủy lợi - Thủy điện - Cấp thoát nước)D580212
7- Kiến trúc(Kiến trúc Dân dụng & Công nghiệp)D580102V50
8- Nhóm ngành Kỹ thuật Địa chất - Dầu khíA, A1150
+ Kỹ thuật dầu khí (Địa chất dầu khí, Công nghệ khoan và khai thác dầu khí)D520604
+ Kỹ thuật địa chất (Địa kỹ thuật, Địa chất khoáng sản, Địa chất môi trường)D520501
9- Quản lý công nghiệp(Quản lý Công nghiệp, Quản trị Kinh doanh)D510601A, A1160
10-Nhóm ngànhKỹ thuật và Quản lý môi trườngA, A1160
+ Kỹ thuật Môi trườngD520320
+ Quản lý tài nguyên và môi trường (Quản lí Công nghệ Môi trường)D850101
11-Nhóm ngànhKỹ thuật giao thôngA, A1180
+ Kỹ thuật hàng khôngD520130
+ Kỹ thuật ô tô -Máy động lựcD510205
+ Kỹ thuật tàu thủyD520132
12- Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệpD510602A, A180
13- Kỹ thuật vật liệu(VL Kim loại, Polyme, Silicat)D520309A200
14- Kỹ thuật vật liệu xây dựngD510105A, A180
15- Kỹ thuật trắc địa - bản đồ(Trắc địa, Địa chính, GIS - Hệ thống thông tin địa lý)D520503A, A190
16- Nhóm ngành Vật lý Kỹ thuật - Cơ Kỹ thuậtA, A1150
+ Vật lý kỹ thuật (Kỹ thuật Y sinh, Kỹ thuật Laser)D520401
+ Cơ Kỹ thuậtD520101
Các ngành đào tạo cao đẳng:150
17- Bảo dưỡng công nghiệp(*)C510505A, A1150
Năm 2014, ĐH Giao thông vận tải TP.HCM dự kiến tổng 2.700 chỉ tiêu, trong đó 2.300 chỉ tiêu bậc ĐH và 400 chỉ tiêu CĐ.
Mã ngành - Tên ngành
Chỉ
tiêu
Mã ngành - Tên ngành
Chỉ
tiêu
Hệ Đại học
D840106 - 101 - Khoa học hàng hải (Chuyên ngành Điều khiển tàu biển) (*)130D840104 - Kinh tế vận tải
Chuyên ngành Kinh tế vận tải biển
180
D840106 - 102 - Khoa học hàng hải (Chuyên ngành Vận hành khai thác máy tàu thuỷ) (*)80D840101 - Khai thác vận tải
Chuyên ngành Quản trị logistic và vận tải đa phương thức
80
D580201 - Kỹ thuật công trình xây dựng
Chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Kỹ thuật kết cấu công trình, Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm.
(Nhà trường có tuyển sinh Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao).
360D580205 - Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thuỷ, Xây dựng cầu hầm, Xây dựng đường bộ, Quy hoạch và thiết kế công trình giao thông, Xây dựng đường sắt - Metro
500
D520103 - Kỹ thuật cơ khí
Chuyên ngành: Cơ giới hoá xếp dỡ, Cơ khí ô tô, Máy xây dựng
200Nhóm ngành Điện, điện tử gồm các ngành:320
D480102 - Truyền thông và mạng máy tính
D520122 - Kỹ thuật tàu thuỷ
Chuyên ngành: Thiết kế thân tàu thuỷ, Công nghệ đóng tàu thuỷ, Thiết bị năng lượng tàu thuỷ, Kỹ thuật công trình ngoài khơi
150D520201 - Kỹ thuật điện, điện tử
Chuyên ngành: Điện và tự động tàu thuỷ, Điện công nghiệp
D480201 - Công nghệ thông tin80D520207 - Kỹ thuật điện tử, truyền thông
Chuyên ngành Điện tử viễn thông
D580301 - Kinh tế xây dựng
Chuyên ngành: Kinh tế xây dựng, Quản lý dự án xây dựng
220D520216 - Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
Chuyên ngành Tự động hoá công nghiệp
Hệ Cao đẳng tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển
C840107 - Điều khiển tàu biển (*)80C510205 - Công nghệ kỹ thuật ô tô (Chuyên ngành Cơ khí ô tô)80
C840108 - Vận hành khai thác máy tàu thuỷ (*)80C840101 - Khai thác vận tải (Chuyên ngành Kinh tế vận tải biển)80
C480201 - Công nghệ thông tin80
ĐH Nông lâm TP.HCM dự kiến tuyển 5.300 chỉ tiêu, tương đương năm 2013. Trong đó, trường dự kiến tuyển mới ngành Khoa học môi trường. Bên cạnh đó, trường sẽ bổ sung khối A1 cho tất cả các ngành tuyển khối A.
ĐH Nông Lâm TP.HCM
Mã ngành
Khối
Chỉ tiêu dự kiến
Các ngành đào tạo đại học:4.120
Công nghệ kĩ thuật cơ khíD510201A, A1120
Công nghệ chế biến lâm sảnD540301A,A1, B160
Công nghệ thông tinD480201A,A1,D1120
Công nghệ kĩ thuật nhiệtD510206A,A150
Kĩ thuật điều khiển và tự động hóaD520216A, A150
Công nghệ kĩ thuật cơ điện tửD510203A, A160
Công nghệ kĩ thuật ô tôD510205A, A160
Công nghệ kĩ thuật hoá họcD510401A, A1,B120
Chăn nuôiD620105A, A1,B160
Thú yD640101A, A1,B190
Nông họcD620109A, A1,B140
Bảo vệ thực vậtD620112A, A1,B90
Lâm nghiệpD620201A, A1,B210
Nuôi trồng thuỷ sảnD620301A, A1,B180
Công nghệ thực phẩmD540101A, A1,B290
Công nghệ sinh họcD420201A, A1,B160
Kĩ thuật môi trườngD520320A, A1,B120
Quản lí tài nguyên và môi trườngD850101A, A1,B220
Công nghệ chế biến thủy sảnD540105A, A1,B60
Sư phạm kĩ thuật nông nghiệpD140215A, A1,B100
Công nghệ rau hoa quả và cảnh quanD620113A, A1,B160
Kinh tếD310101A, A1,D1200
Quản trị kinh doanhD340101A, A1,D1280
Kinh doanh nông nghiệpD620114A, A1,D160
Phát triển nông thônD620116A, A1,D160
Kế toánD340301A, A1,D1120
Quản lí đất đaiD850103A, A1,D1360
Bản đồ họcD310501A, A1,D1100
Ngôn ngữ AnhD220201D1120
Các ngành đào tạo cao đẳng:540
Công nghệ thông tinC480201A, A1,D1110
Quản lí đất đaiC850103A, A1,D1120
Công nghệ kĩ thuật cơ khíC510201A, A180
Kế toánC340301A, A1,D1150
Nuôi trồng thuỷ sảnC620301B80
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM TẠI GIA LAI360
Các ngành đào tạo đại học:
Nông họcD620109A, A1,B50
Lâm nghiệpD620201A, A1,B50
Kế toánD340301A, A1,D150
Quản lí đất đaiD850103A, A1,D160
Quản lí tài nguyên và môi trườngD850101A, A1,B50
Công nghệ thực phẩmD540101A, A1,B50
Thú yD640101A, A1,B50
PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TP.HCM TẠI NINH THUẬN
280
Các ngành đào tạo đại học:
Kinh tếD310101A, A1,D170
Quản trị kinh doanhD340101A, A1,D170
Kế toánD340301A, A1,D170
Quản lí tài nguyên và môi trườngD850101A, A1,B70
ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM dự kiến năm 2014 trường sẽ tuyển 4.300 chỉ tiêu cho các hệ ĐH, liên thông ĐH và CĐ. Chỉ tiêu bậc ĐH là 3.500, tăng so với năm 2013.
Ngoài ra, trong kỳ tuyển sinh năm 2014  trường dự kiến sẽ tuyển sinh thêm ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Mã ngành
Khối
Chỉ tiêu dự kiến
Các ngành đào tạo đại học (khối A, A1,B, D1, V):3.500
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thôngD510302A,A1440
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tửD510301A,A1300
Công nghệ chế tạo máyD510202A,A1360
Kỹ thuật công nghiệpD510603A,A1110
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tửD510203A,A1250
Công nghệ kỹ thuật cơ khíD510201A,A1150
Công nghệ kỹ thuật ôtôD510205A,A1290
Công nghệ kỹ thuật nhiệtD510206A,A1120
Công nghệ inD510501A,A1100
Công nghệ thông tinD480201A,A1240
Công nghệ mayD540204A,A180
Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựngD510102A,A1250
Công nghệ kỹ thuật môi trườngD510406A,B80
Công nghệ kỹ thuật máy tínhD510304A,A1110
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóaD510303A,A1110
Quản lý công nghiệpD510601A,A1100
Công nghệ thực phẩmD540101A,B120
Kế toánD340301A,A1100
Kinh tế gia đìnhD810501A,B50
Thiết kế thời trangD210404V40
Sư phạm tiếng AnhD140231D1100
Các ngành đào tạo đại học (liên thông ĐH)
Liên thông từ cao đẳng lên đại học250
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thôngD510302K50
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tửD510301K40
Công nghệ chế tạo máyD510202K40
Công nghệ kỹ thuật ôtôD510205K40
Công nghệ mayD540204K40
Kế toánD340301K40
Liên thông từ nghề bậc 3/7, TCCN, trung cấp nghề lên ĐH250
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thôngD510302K50
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tửD510301K40
Công nghệ chế tạo máyD510202K40
Công nghệ kỹ thuật ôtôD510205K40
Công nghệ mayD540204K40
Công nghệ kỹ thuật nhiệtD510206K40
Các ngành đào tạo cao đẳng:300
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thôngC510302A,A160
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tửC510301A,A160
Công nghệ chế tạo máyC510202A,A160
Công nghệ kỹ thuật ôtôC510205A,A160
Công nghệ mayC540204A,A160
Bên cạnh đó, một số trường cũng đã công bố dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh và xin mở ngành mới.
Cụ thể, ĐH An Giang dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2014 của trường là 3.370, tăng nhẹ so với năm 2013, bậc ĐH có 2.350 chỉ tiêu. Trường cũng đang xin mở hai ngành bậc cao đẳng là sư phạm âm nhạc và sư phạm mỹ thuật.
Kỳ thi năm 2014, ĐH Luật TP.HCM sẽ chính thức tuyển sinh ngành ngôn ngữ Anh với dự kiến 50 chỉ tiêu.
ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM dự kiến sẽ tuyển sinh thêm ba ngành mới Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành tiếng Anh thương mại), Khoa học dinh dưỡng, Công nghệ may và thiết kế thời trang.